Giá vốn hàng bán là gì? Làm sao để xác định giá vốn hàng bán sau khi xuất kho? Công thức tính như thế nào? Hạch toán giá vốn bao gồm các chi phí nào?… là những câu hỏi luôn được đặt ra...
Giá vốn hàng bán là tổng trị giá vốn của hàng hóa đã được tiêu thụ trong khoảng thời gian cụ thể trong kỳ.
Giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm, giá vốn thực tế của từng sản phẩm, vận chuyển, chi phí kho bãi, nhân công,….
Đối với từng doanh nghiêp với các loại hình kinh doanh khác nhau thì sẽ có những cách xác định giá vốn khác nhau. Ngoài chi phí giá trị gốc ra, còn các chi phí khác phải đưa vào giá vốn gốc của từng sản phẩm:
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất: chi phí cấu thành nên giá vốn của một sản phẩm sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, chi phí quản lý kho sản xuất lắp ráp, nhân công, bảo hiểm, chi phí khấu hao dụng cụ, máy móc,….
- Đối với các doanh nghiệp thương mại: Giá vốn được xác định là tổng các chi phí hàng hóa mua vào, chi phí vận chuyển, nhân công bốc vác, chi phí kho bãi, bảo hiểm hàng hóa,….
Hàng hóa, sản phẩm không phải lúc nào các bạn cũng nhập với một mức giá ổn định. Hôm nay có thể nhập với mức giá này, ngày mai bạn lại nhập với mức giá khác. Thị trường luôn luôn biến động với các mức giá và chi phí hàng hóa khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố để cấu thành nên giá mua, bán. Ví dụ bạn đang kinh doanh quản lý bán hàng áo quần, hôm nay bạn nhập về lô hàng với chi phí 20.000 vnđ / cái. Nhưng ngày mai, bạn nhập lô khác chi phí lại tăng lên 30.000 vnđ / cái,…Giá cả cứ thay đổi liên tục trong các lần nhập sau. Như vậy, làm sao để bạn xác định được giá vốn hàng bán để tính được lợi nhuận, xác định lợi nhuận của từng mặt hàng?
Ở Việt Nam, theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho:
Ngoài ra còn một phương pháp xác định giá khác là:
Phương pháp giá bán lẻ (thông thường dành cho các đơn vị kinh doanh kiểu như siêu thị)
Mỗi phương pháp xác định giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng bán đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Độ chính xác, tin cậy của từng phương pháp tính đều phụ thuộc vào năng lực nghiệp vụ, cách thức, nhu cầu quản lý và các công cụ tính toán và xử lý thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, độ chính xác còn phụ thuộc vào sự biến động của vật tư, hàng hóa, quy cách sản phẩm.
Giá trị của từng loại hàng hóa được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, nó phụ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp.
- Phương pháp này đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn hàng bán.
Ưu điểm: Dễ tính, đơn giản, dễ làm
Nhược điểm: độ chính xác không cao, phương pháp này chưa đáp ứng kịp thời thông tin kế toán ngay tại thòi điểm phát sinh nghiệp vụ
Công thức:
Ưu điểm: Khắc phục được những hạn chế của “phương pháp a”
Nhược điểm: Việc tính toán phức tạp, tính nhiều lần, tốn rất nhiều công sức, thường được đáp ứng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, lưu lượng xuất nhập hàng hóa ít.
Công thức:
Phương pháp này thường áp dụng dựa trên giá trị thực tế của từng loại hàng hóa mua vào. Vì thế, nó chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc các mặt hàng ổn định và nhận diện được. Ví dụ như các hàng điện tử có quản lý theo lô, theo serial,…
Ưu điểm:
Theo cách tính của phương pháp này. Vật tư, hàng hóa xuất kho nào thuộc lô hàng nhập theo đơn giá nhập khi nào thì lấy đơn giá nhập của lô hàng đó để tính. Đây là phương pháp ổn nhất vì nó tuân thủ theo nguyên tắc của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị hàng tồn kho được phản ánh theo đúng giá trị tồn kho thực tế.
Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi khá nhiều điều kiện khắt khe, các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, ổn định và đặc biệt là hàng hóa nhận diện được thì mới áp dụng được phương pháp này.
Doanh nghiệp có nhiều chủng loại mặt hàng thì không thể áp dụng theo phương pháp này được.
Phương pháp này áp dụng dựa trên trị giá hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì sẽ được xuất kho hoặc xuất bán trước. Trị giá hàng tồn cuối kỳ là giá trị tồn kho được mua hoặc được sản xuất gần với thời điểm cuối kỳ.
Hàng hóa nào nhập vào trước thì sẽ được suất đi trước, xuất hết lô hàng trước rồi mới đến lô hàng sau. Chính vì điều này, trị giá hàng tồn kho cuối kỳ là giá thực tế của vật liệu mua vào trong kỳ.
Phương pháp này chỉ thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm. Các mặt hàng thường được áp dụng cho phương pháp này là mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc, …
Ưu điểm: Tính ngay được giá vốn sau khi xuất bán, tính cho mỗi lần xuất bán xong. Số liệu cung cấp cho kế toán sẽ kịp thời để kế toán quản lý. Giá trị hàng tồn kho sẽ sát với giá trị hàng hóa trên thị trường nên có ý nghĩa thực tế hơn.
Nhược điểm: Với các khoản chi phí hiện tại thì doanh thu sẽ không còn phù hợp. Với phương pháp này, lợi nhuận hiện tại được sinh ra bởi các mặt hàng vừa bán đã có được từ rất lâu.
Tính toán rất phức tạp vì phải quay đi quay lại tính liên tục nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều. Chi phí và khối lượng công việc cho việc hạch toán số liệu sẽ tăng lên rất là nhiều.
Phương pháp này áp dụng kỹ thuật xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo giá bán lẻ. Phương pháp này được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng, lợi nhuận biên thay đổi liên tục mà không thể áp dụng các cách tính giá khác. Thông thường là các siêu thị hoặc các đơn vị kính doanh đặc thù. Giá gốc hàng tồn sẽ được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn đó trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý.
Tỷ lệ này được sử dụng có tính đến các mặt hàng, vật tư đó bị hạ giá thành thấp xuất hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường sử dụng tỷ lệ % bình quân riêng cho từng bộ phận bán lẻ.